Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước Trái Đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có nước.
Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước Trái Đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có nước.
Một số giai đoạn của chu trình nước
Nước trong các đại dương là một trong những chu trình của vòng tuần hoàn nước chiếm tới 96.5% tổng lượng nước trên toàn trái đất. Theo ước tính, lượng nước bốc hơi của đại dương chiếm 90% tổng lượng nước bốc hơi.
Nước bốc hơi trong khí quyển được cư trú trung bình khoảng 15 ngày, nước thẩm thấu trong nước được cư trú tới vài tháng. Trong khi đó, nước ở các chỏm băng có thời gian cư trú lên tới 200 năm. Do đó, thời gian cư trú của nước phụ thuộc lớn vào vị trí và đặc điểm địa chất của khu vực đó.
Dưới tác động từ bức xạ mặt trời, các phân tử nước từ sông hồ sẽ bị tách lan rộng ra và tạo thành hơi nước. Hiện tượng này xảy ra khi nước đạt tới nhiệt độ sôi 100 độ C.
Ở một số nơi có áp suất và độ ẩm thấp thì không cần đạt tới nhiệt độ sôi nước vẫn có thể bay hơi.
Trên các đỉnh núi hoặc các khu vực có áp suất không khí thấp, băng tuyết không cần tan ra thành nước để bốc hơi mà được thăng hoa trực tiếp thành hơi nước. Hệ quả của điều này là gây ra tình trạng khô hanh.
Nước được bốc hơi từ quá trình quang hợp của các loài thực vật được gọi là thoát hơi nước. Các loài thực vật đã tạo ra một tỷ lệ lớn hơi nước trong khí quyển (khoảng 5%).
Khả năng bốc hơi trong vòng tuần hoàn nước sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: gió, độ ẩm, áp suất không khí và nhiệt độ.
Ngưng tụ là hiện tượng ngược lại của bay hơi - hơi nước trong không khí chuyển thành chất lỏng. Dù các đám mây ở trên bầu trời có màu xanh nhưng vẫn tồn tại hơi nước. Sương mù, hơi nước từ cốc nước nóng, hơi nước từ kính cũng là một trong những ví dụ điển hình của ngưng tụ.
Những đám mây sẽ theo gió di chuyển đến khắp nơi. Các hạt nước nhỏ sẽ hợp nhất tạo thành các giọt nước lớn. Cho tới khi các giọt nước đủ lớn, lực hút của trái đất cộng với lực gió sẽ đem các giọt nước này xuống đất tạo thành mưa, tuyết hoặc mưa đá.
Đây là cách để nước trong khí quyển trở về trái đất qua các hạt mưa (tuyết, mưa đá). Hướng di chuyển của nước mưa:
- Nước mưa rơi trực tiếp xuống các đại dương
- Nước mưa thẩm thấu vào lòng đất, ở trong đất hoặc mạch nước ngầm
- Nước mưa theo dòng chảy để chảy về sông
Một số lượng lớn nước đã được “nhốt lại” trong băng tuyết trên trái đất. Khí hậu ấm áp sẽ khiến băng tan chảy, dâng cao mực nước biển được coi là một trong những vòng tuần hoàn nước.
Băng tan sẽ dẫn nhiều nguy cơ, trong đó có hiện tượng diện tích lục địa bị thu nhỏ, nhất là các rìa lục địa có vị trí thấp so với mực nước biển.
Ở những vùng có khí hậu lạnh, mùa xuân chính là lúc băng tuyết tan chảy. Lượng nước tan chảy chính là nguồn nước dự trữ cho những khu vực hạ lưu. Rất nhiều nơi trên thế giới, các hoạt động nông nghiệp tưới tiêu của họ dựa vào nguồn nước dự trữ này.
Dòng chảy bề mặt là lượng nước tràn qua bề mặt lục địa. Khoảng ⅓ lượng nước trên bề mặt được quay trở lại đại dương, phần còn lại sẽ bốc hơi, được con người sử dụng hoặc ngấm xuống các mạch nước ngầm.
Dòng nước là lượng nước được chảy vào sông. Nguồn nước này có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh hoạt, kinh tế, thương mại của con người: nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, tưới tiêu, là nơi di chuyển của tàu thuyền, đáp ứng hoạt động du lịch.
Nước ngọt dự trữ là nguồn nước tồn tại trong các đập, bể bơi, hồ,... Nó có vai trò quan trọng để duy trì hoạt động sinh hoạt của con người. Nhất là các khu vực không thường xuyên có mưa, việc dự trữ nước là vô cùng cần thiết đối với vòng tuần hoàn nước.
Xâm nhập là hiện tượng nước đi xuống bề mặt trái đất. Một phần nước sẽ được ngấm vào nước đọng trên lớp đất nông, rò rỉ qua các bờ sông, bờ suối. Một phần khác xâm nhập hơn để nạp vào mạch nước ngầm.
Một lượng lớn nước được tích trữ trong mạch nước ngầm. Ở nhiều nơi trên thế giới cũng sống phụ thuộc vào nước ngầm.
Nước ngầm còn được khai thác trở thành các loại nước đóng chai cung cấp nhiều khoáng chất cho cơ thể.
Khi nước mưa làm quá tải mạch nước ngầm, nước sẽ dần dần thoát ra các điểm xả và trở về bề mặt trái đất.
Chu trình thủy văn của nước ngầm diễn ra không cố định, có thể diễn ra trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc hàng vạn năm.
Trên đây là toàn bộ nội dung về vòng tuần hoàn nước mà Điện máy Sakura muốn chia sẻ với tất cả bạn đọc. Đừng quên thường xuyên theo dõi website của chúng tôi để có những thông tin hữu ích.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Theo ông Erick Contreras, mỗi khi người tiêu dùng mua một thứ gì đó sử dụng một lần, hãy suy nghĩ lại về vật liệu nhựa đang được sử dụng - Ảnh: T.X.
Trong khuôn khổ Diễn đàn và triển lãm Kinh tế xanh 2024 (GEFE) đang diễn ra ở TP.HCM, ông Hoàng Thành Vĩnh - cán bộ chương trình phụ trách Chất thải và Kinh tế tuần hoàn, UNDP Việt Nam - đã kiến nghị cần áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế sinh thái bắt buộc cho các sản phẩm và ngành có tác động lớn đến môi trường, như nhựa, dệt may, điện tử và vật liệu xây dựng.
Theo ông Vĩnh, điều này có thể tạo ra một điểm khởi đầu quan trọng cho việc thay đổi quy trình sản xuất và hành vi tiêu dùng. Chẳng hạn với thiết kế chai nhựa nước uống, hiện nhiều loại chai nhựa có nhãn dán đề can bị dính quá chặt, khó lột bỏ khỏi chai, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm tái chế.
Trong khi thiết kế sinh thái là dùng nguyên liệu có thể dễ dàng tách khỏi chai mà không phải dùng hóa chất. "Bằng cách đặt ra các yêu cầu thiết kế cụ thể, như giới hạn các vật liệu nguy hại, nâng cao khả năng tái chế của sản phẩm, chính phủ có thể thúc đẩy các ngành công nghiệp hướng đến các thực hành bền vững hơn", ông Vĩnh nêu quan điểm.
Bà Betül Türel Erbay, trưởng phòng phát triển bao bì bền vững tại Huhtamaki, cho biết thêm hiện có rất nhiều chuyển đổi trong ngành bao bì. Các nhà sản xuất đang nỗ lực chuyển từ thiết kế nhiều lớp sang các giải pháp một lớp, dễ tái chế hơn.
Trong đó ưu tiên các giải pháp bao bì linh hoạt có thể tái chế, tái sử dụng và phân hủy sinh học, đảm bảo đáp ứng cả kỳ vọng của người tiêu dùng lẫn các nhu cầu về môi trường.
Theo các chuyên gia, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự bền vững, do đó Nhà nước cần đầu tư thêm nguồn lực để hỗ trợ hoạt động thu gom được tốt hơn, với mục tiêu tăng tỉ lệ tái chế và hàm lượng tái chế trong sản phẩm.
Ông Erick Contreras - tổng giám đốc của BASF Việt Nam - cho biết từ lâu ông đã hình thành thói quen sẽ không ghé mua cà phê nếu không cầm theo bình nước cá nhân hay phát hiện quán cà phê bán ly nhựa.
Giảm thiểu chất thải là một trong những trụ cột trong khung kinh tế tuần hoàn mà BASF Việt Nam đang xây dựng. Theo ông Erick Contreras, mỗi khi người tiêu dùng mua một thứ gì đó sử dụng một lần, hãy suy nghĩ lại về cách sử dụng vật liệu.
Để thực hiện kinh tế tuần hoàn, các nhà sản xuất đang thực hiện chủ yếu theo cách tái chế cơ học. Tuy nhiên, quy trình tái chế cơ học đòi hỏi nhiều bước liên quan, bao gồm phân loại, súc rửa, tạo hạt lại và phối trộn trước khi vật liệu sẵn sàng để tái sử dụng. Mỗi bước đòi hỏi các hóa chất và công nghệ khác nhau cho các sản phẩm an toàn và chất lượng cao.
"Chúng tôi đang đặt mục tiêu cao hơn với sáng kiến phát triển các nguyên liệu thô mới từ rác thải, trong đó sử dụng nguyên liệu sinh khối để kéo dài tuổi thọ của tài nguyên và hướng đến mục tiêu tạo ra doanh thu 10 tỉ euro từ các giải pháp kinh tế tuần hoàn vào năm 2030", ông Erick Contreras nói thêm.
Theo các chuyên gia, để thực hiện hành vi hay xây dựng được kinh tế tuần hoàn, chính sách của Nhà nước không chỉ tạo ra các quy định mà còn cần phải có các biện pháp khuyến khích thị trường, không chỉ là các biện pháp về thuế mà còn là các biện pháp khác liên quan đến việc mua sắm công xanh (green public procurement).
Không phải ngẫu nhiên cơn siêu bão Yagi trong tháng 9 vừa qua được đề cập khá nhiều trong hầu hết các chia sẻ tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024, được khai mạc ở TP.HCM ngày 21-10.