Trong những tuần gần đây, nông dân lái máy kéo đã tràn ra các tuyến đường lớn ở các thành phố trọng điểm châu Âu, từ Warsaw đến Madrid, từ Athens đến Brussels. Nhóm nông dân này yêu cầu giới chức các nước phải hủy bỏ một số biện pháp hướng tới nông nghiệp xanh, cho rằng các quy tắc này và nạn quan liêu đang gây tổn hại đến sinh kế của họ.
Trong những tuần gần đây, nông dân lái máy kéo đã tràn ra các tuyến đường lớn ở các thành phố trọng điểm châu Âu, từ Warsaw đến Madrid, từ Athens đến Brussels. Nhóm nông dân này yêu cầu giới chức các nước phải hủy bỏ một số biện pháp hướng tới nông nghiệp xanh, cho rằng các quy tắc này và nạn quan liêu đang gây tổn hại đến sinh kế của họ.
Tại Nhật, đồng phục còn là thước đo cho sự giàu có của trường học và gia đình học sinh. Một số gia đình đặc biệt chú trọng đến thời trang và phong cách của trang phục con em mình. Vì điểm đó, các trường còn thuê những nhà thiết kế nổi tiếng để làm riêng một bộ đồng phục chất lượng cho học sinh. Đôi khi việc nhìn vào đồng phục còn giúp nhận biết gia cảnh của người mặc.
Ngoài việc dùng để phân biệt học sinh các trường với phần logo khác nhau trên áo, đồng phục còn được sử dụng như:
Vào ngày tốt nghiệp trung học, các bạn nữ sẽ bày tỏ tình cảm với bạn nam mình thích. Đồng thời ngỏ ý xin chiếc khuy thứ hai từ trên xuống – chiếc khuy gần trái tim nhất, của áo nam sinh ấy. Nếu cậu bạn này đáp lại tình cảm dành cho cô bạn, cậu ấy sẽ tặng chiếc khuy cho bạn nữ.
Với tuổi đời hơn 150 năm, sự xuất hiện đầu tiên của đồng phục học sinh tại Nhật là vào thời Minh Trị. Mục đích của sự ra đời này nhằm giúp xóa bỏ khoảng cách giữa các giai cấp trong trường học. Thời này, đồng phục chưa được xem như một loại trang phục riêng mà chỉ sử dụng trang phục truyền thống. Đồng phục cho nam gọi là Hakama, còn với nữ là Kimono.
Theo sự phát triển của thời đại, Nhật Bản dần cập nhật các “xu hướng” trên thế giới và cho ra thiết kế đồng phục riêng. Lúc này trang phục lấy cảm hứng từ thiết kế quân đội Phổ. Trang phục cho học sinh gồm áo Gakuran màu xanh hoặc đen với phần cổ cao cài khuy phối cùng quần thủy thủ. Khoảng thời gian sau, vào năm 1920, một trường nữ sinh ở Fukuoka bắt đầu sử dụng trang phục thủy thủ cho đồng phục. Đến ngày nay, dạng trang phục này vẫn còn được áp dụng tại các trường học cấp 2, cấp 3.
Đồng phục Nhật Bản mang năng lượng của tuổi trẻ nhiệt huyết và thanh xuân. Khoác trên mình bộ đồng phục nghĩa là học sinh đã đại diện cho hình ảnh của tổ chức. Vì thế mà tinh thần trách nhiệm của học sinh đối với trường học càng được nâng cao.
Bên cạnh đó, đồng phục còn được các trường học dùng để thu hút sự quan tâm của học sinh mới mỗi mùa tựu trường.
Đồng phục Nhật Bản được nhiều người xem như một phong cách thời trang độc lập. Trang phục này vừa đại diện cho một nền văn hóa, vừa được xem như một biểu tượng của thời trang. Do đó, phong cách này đã được truyền bá rộng rãi trên khắp thế giới và được bày bán tại nhiều cửa hàng. Sự ấn tượng của mọi người đối với bộ trang phục này đã in sâu vào tâm trí. Chỉ với cái nhìn thoáng qua đã có thể đoán ngay được là trang phục của quốc gia nào.
Là thiết kế đồng phục chính thức đầu tiên dành cho học sinh. Đặc trưng bởi chiếc cổ đứng cài nút dành cho các học sinh nam.
Đây là loại trang phục cực kỳ phổ biến trong giới trẻ và xuất hiện dày đặc trong Anime, Manga. Đồng phục lấy cảm hứng từ quân phục hải quân. Bao gồm một chiếc áo có cổ thủy thủ và quần tây cho nam hoặc váy xếp ly cho nữ. Phụ kiện đi kèm có ruy băng, cà vạt hoặc nơ cổ áo.
Ngày nay đồng phục Nhật bản đã không còn giới hạn chỉ trong khuôn viên trường học. Tại các lễ hội Cosplay, mọi người thường lấy ý tưởng từ trang phục học sinh Nhật Bản. Dành cho những ai đang muốn “tậu” ngay cho mình một bộ trang phục thanh lịch, sang trọng thì Sợi Chỉ Vàng là một lựa chọn phù hợp.
Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm may mặc, in thêu cho hàng nghìn doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tận tình. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng truy cập vào Website của công ty hoặc các trang Fanpage.
Kiểu đồng phục này được sử dụng nhiều nhất tại các trường học Nhật Bản. Dáng áo mang đến sự nghiêm túc và thanh lịch cho người mặc. Đôi khi đồng phục còn được phối áo len không tay bên trong, giúp tăng thêm vẻ đẹp của trang phục.
Đây là một dạng trang phục khác ít phổ biến hơn so với các loại đồng phục thường thấy. Điểm đặc trưng của đồng phục Eton là không có cổ áo.
Đồng phục tại các trường công lập thường được thiết kế đơn giản hơn trường tư. Một số trường học còn cho phép học sinh tự do chọn trang phục đến trường, miễn là phù hợp với khuôn khổ chuẩn mực. Đồng phục thường bao gồm áo sơ mi đi kèm với áo vest ngoài. Nữ sinh sẽ phối thêm chân váy và nam sinh thì thay bằng quần tây.
Đặc biệt trang phục học sinh tại Nhật sẽ luân phiên thay đổi theo mùa với nhiều phiên bản. Vào mùa thu đông, học sinh sẽ khoác thêm áo len bên trong. Còn vào mùa hè, các học sinh có thể mặc áo trang phục sơ mi ngắn tay thay cho vest. Đi cùng đồng phục cũng không thể thiếu các phụ kiện kèm theo đặc trưng. Ví dụ như là cà vạt, nơ ở cổ áo, giày đế bệt và tất. Tất nhiên, phụ kiện như nơ cũng có thể được lựa chọn dựa theo sở thích và không quá khắt khe.