Hiện nay tỉnh Ninh Bình đang triển khai áp dụng và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC; Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC, bao gồm:
Hiện nay tỉnh Ninh Bình đang triển khai áp dụng và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC; Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC, bao gồm:
- Bản khai của đại diện thân nhân (kèm biên bản ủy quyền) hoặc người tổ chức mai táng (Mẫu TT1);
- Đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng có trách nhiệm lập bản khai kèm bản sao giấy chứng tử, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ theo quy định;
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần và ra quyết định.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
Trường CĐN Cơ điện Xây dựng Việt Xô
Địa chỉ: Phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Kỹ thuật sữa chữa, lắp ráp máy tỉnh
Trường Cao đẳng nghề Cơ Giới Ninh Bình
Địa chỉ: Xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Kỹ thuật máy lạnh & điều hòa không khí
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Địa chỉ: Phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Nghề KT lắp đặt và ĐK trong công nghiệp
Địa chỉ: Phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
Chào mừng bạn đến với Website Cổng thông tin điện tử Sở lao động thương binh xã hội ninh bình. Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Filefox và Chrome
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình;
2. Quy định này áp dụng đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp; giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) và theo phân công, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình:
a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục và đơn vị sự nghiệp thuộc Sở;
đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình: Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công;
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
a) Tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hằng năm, dự án, đề án về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động, dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tuyển dụng và quản lý lao động tại Việt Nam theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, phổ biến và quản lý thông tin thị trường lao động của địa phương;
b) Hướng dẫn và thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật; tổ chức cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật lao động;
đ) Quản lý tổ chức được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài;
e) Thực hiện quản lý nhà nước về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
5. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
a) Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết;
b) Xác nhận việc đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập đối với doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian dưới 90 ngày; xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết;
c) Cung cấp thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động để người lao động sau khi kết thúc hợp đồng ở nước ngoài về nước lựa chọn việc làm phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề nghiệp được tích lũy sau quá trình làm việc ở nước ngoài;
d) Hỗ trợ người lao động sau khi về nước tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện nhằm hòa nhập xã hội.
6. Về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm):
a) Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp ở địa phương sau khi được phê duyệt; sắp xếp, tổ chức hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và nhà giáo; tổ chức hội giảng nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên quan đến người học các chương trình giáo dục nghề nghiệp;
d) Tổ chức thực hiện việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; việc thành lập, công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; việc thành lập, đình chỉ hoạt động phân hiệu của trường trung cấp; việc công nhận, không công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục, việc công nhận, miễn nhiệm giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục. Thực hiện việc công nhận Hội đồng quản trị trường trung cấp tư thục; việc cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp;
đ) Rà soát, xây dựng, quản lý danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác; tổ chức thực hiện quy định về đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề trong doanh nghiệp; thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ và các đối tượng chính sách khác.
7. Về lĩnh vực lao động, tiền lương:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công, chế độ đối vói người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại, bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; giải thể, phá sản doanh nghiệp; trong sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh;
c) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động chưa thành niên, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác;
d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động trên địa bàn tỉnh;
đ) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật lao động về việc đăng ký và quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị trong đó đề xuất phương án xử lý (nếu có) với các bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền;
c) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý xin tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan triển khai tổ chức thực hiện tuyên truyền bảo hiểm xã hội trên địa bàn phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng tại địa phương trên cơ sở Kế hoạch tuyên truyền bảo hiểm xã hội theo từng giai đoạn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt.
9. Về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi của tỉnh; Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Hướng dẫn và triển khai công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động trên địa bàn tỉnh;
c) Hướng dẫn về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiếp nhận tài liệu và xác nhận việc khai báo, sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
d) Chủ trì, phối hợp tổ chức điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên; điều tra lại các vụ tai nạn lao động và phối hợp với ngành y tế điều tra bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội;
đ) Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn; tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động; công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh;
e) Tiếp nhận tài liệu thông báo việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;
b) Triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ theo phân cấp trên địa bàn tỉnh;
c) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ theo phân công hoặc phân cấp; thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ;
d) Quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ;
đ) Hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.
11. Về lĩnh vực bảo trợ xã hội:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo; chế độ, chính sách và pháp luật đối với người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có thu nhập thấp và các đối tượng bảo trợ xã hội khác;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo thẩm quyền; các chương trình, đề án, dự án về công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo, y tế lao động xã hội và các chương trình, đề án trong lĩnh vực bảo trợ xã hội;
c) Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội, tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội; hướng dẫn tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào các cơ sở trợ giúp xã hội và từ cơ sở trợ giúp xã hội về gia đình;
d) Tổng hợp, thống kê số liệu về đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác.
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, mô hình, dự án về: bảo vệ trẻ em; sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; Tháng hành động vì trẻ em;
b) Điều phối thực hiện quyền trẻ em phù hợp với đặc điểm, điều kiện của tỉnh; đề xuất việc bố trí, vận động nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh; tổ chức, quản lý hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo thẩm quyền; hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
c) Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; đề xuất việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em khi tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng báo cáo hằng năm hoặc đột xuất về việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương.
13. Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội:
a) Thực hiện nhiệm vụ thường trực về phòng, ngừa tệ nạn mại dâm, hỗ trợ giảm tác hại, hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng, ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy; về phòng, ngừa tệ nạn mại dâm.
14. Về lĩnh vực bình đẳng giới:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh;
b) Hướng dẫn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tham mưu tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch, mô hình, dự án về bình đẳng giới; Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
15. Quản lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi chuyên ngành, lĩnh vực.
16. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
18. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.
20. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở theo mục tiêu, chương trình cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh.
21. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
22. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.
23. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
24. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo quy định tại Thông tư số 11/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộivà quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
26. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
27. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ Thông tư số 11/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các quy định khác của pháp luật có liên quan Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở theo quy định, chỉ đạo hoạt động đạt kết quả tốt, theo đúng quy định của nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 6. Sửa đổi bổ sung Quy định
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo bằng văn bản về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
TIỂU SỬ, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ LÃNH ĐẠO
SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH
- Họ và tên: LÂM XUÂN PHƯƠNG
- Sinh ngày: 15 tháng 01 năm 1964 Giới tính: Nam
- Quê quán: Xã Gia Tân, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình
- Nơi ở hiện nay: Phường Phúc Thành, TP Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình
- Trình độ chuyên môn cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
- Lý luận chính trị: Cử nhân
- Quản lý nhà nước: Chuyên viên cao cấp
- Chức vụ hiện tại: Giám đốc Sở
- Điện thoại: 0913518223
- Địa chỉ email: [email protected]
Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác
Nhân viên đội cơ giới Công ty xây dựng Thủy lợi 2, Hà Nam Ninh. Học Đại học Xây dựng Hà Nội.
Phó Quản đốc đá xẻ xuất khẩu, Công ty xây dựng Thủy lợi 2 HàNamNinh.
Đội trưởng đội xây lắp xí nghiệp xây dựng thủy lợi Ninh Bình
Trưởng phòng kinh tế tổng hợp Xí nghiệp xây dựng thủy lợi Ninh Bình – Đảng ủy viên Đảng bộ xí nghiệp.
Phó Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng thủy lợi Ninh Bình
Chuyên viên phòng Thanh tra – sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình
Thanh tra viên Thanh tra sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình
Phó Chánh Thanh tra sở Lao động Thương binh và Xã hội
Chánh Thanh tra sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình
Phó Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình – Phó Bí thư Đảng ủy
Phó Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình – Bí thư Đảng ủy
Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình – Bí thư Đảng ủy
- Họ và tên: NGUYỄN HỮU TUYẾN
- Sinh ngày: 19 tháng 12 năm 1967 Giới tính: Nam
- Quê quán: Xã Phú Lộc, Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình
- Nơi ở hiện nay: Phường Tân Thành, TP Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình
- Trình độ chuyên môn cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
- Lý luận chính trị: Cao cấp
- Quản lý nhà nước: Chuyên viên Chính
- Chức vụ hiện tại: Phó Giám đốc Sở
- Điện thoại: 0948948666
- Địa chỉ email: [email protected]
Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác
Cán bộ kỹ thuật công trường thủy lợi – Phòng Thủy lợi huyện Nho Quan.
Chuyên viên Ủy ban BVCSTE tỉnh Ninh Bình
Chuyên viên Ủy ban Dân số, GĐ&TE tỉnh Ninh Bình
Phó phòng nghiệp vụ Ủy ban Dân số, GĐ&TE tỉnh Ninh Bình
Quyền trưởng phòng Hành chính – Tổ chức Ủy ban Dân số, GĐ&TE tỉnh Ninh Bình
Trưởng phòng Hành chính – Tổ chức Ủy ban Dân số, GĐ&TE tỉnh Ninh Bình
Chánh Văn Phòng Ủy ban Dân số, GĐ&TE tỉnh Ninh Bình, Phó Chủ tịch Công đoàn Cơ quan
Trưởng phòng Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình.
Chánh Văn phòng Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình. Ủy viên BTV Đảng ủy Sở, Chủ tịch công đoàn CQ
Trưởng phòng Dạy nghề Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình. Ủy viên BTV Đảng ủy Sở
Phó Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình. Ủy viên BTV Đảng ủy Sở
Phó Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình – Phó Bí thư Đảng ủy
- Họ và tên: Lê Thị Lựu
- Sinh ngày: 10 tháng 12 năm 1977 Giới tính: Nữ
- Quê quán: Xã Văn phú, Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình
- Nơi ở hiện nay: Phường Phúc Thành, TP Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình
- Trình độ chuyên môn cao nhất: Thạc sỹ Công tác xã hội
- Lý luận chính trị: Cao cấp
- Quản lý nhà nước: Chuyên viên Chính
- Chức vụ hiện tại: Phó Giám đốc Sở
- Địa chỉ email: [email protected]
Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác
Cán bộ Ban Thanh thiếu nhi trường học Tỉnh Đoàn Ninh Bình.
Phó Chánh Văn phòng Tỉnh Đoàn Ninh Bình
Ủy viên BCH Tỉnh Đoàn, Phó Ban Mặt trận và Đoàn kết thanh niên Tỉnh đoàn Ninh Bình
Ủy viên BTV Tỉnh Đoàn, Trưởng Ban thanh thiếu nhi trường học Tỉnh Đoàn Ninh Bình
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn Ninh Bình, Chủ tịch Hội Đồng đội tỉnh Ninh Bình, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Ninh Bình
Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh BÌnh
Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh BÌnh, Ủy viên BTV Đảng ủy Sở, Chủ tịch công đoàn cơ quan
- Họ và tên: Dương Viết Yên
- Sinh ngày: 15 tháng 8 năm 1966 Giới tính: Nam
- Quê quán: xã Khánh Thịnh, Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình
- Nơi ở hiện nay: xã Khánh Thịnh, Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình
- Trình độ chuyên môn cao nhất: Thạc sỹ Quản lý văn hóa
- Lý luận chính trị: Cao cấp
- Quản lý nhà nước: Chuyên viên Chính.
- Chức vụ hiện tại: Phó Giám đốc Sở
- Điện thoại: 0941770707
- Địa chỉ email: [email protected]
Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác
Phó bí thư chi đoàn 6, Liên chi đoàn Yên Thượng, Xã Khánh Thịnh - Yên Mô - Ninh Bình.
Nhập ngũ, chiến sỹ Ban Tham mưu, E68, F304, Quân đoàn 2.
Ra quân về địa phương làm Bí thư chi đoàn 6, Liên chi đoàn Yên Thượng- Xã Khánh Thịnh - Yên Mô - Ninh Bình.
Theo học tại trường Trung học KTKT NN Nam Hà; làm Bí thư Chi đoàn BVTV6 Uỷ viên BCH Đoàn trường. Kết nạp Đảng tại Chi bộ kỹ thuật 6, Đảng bộ trường Trung học KTKT NN Nam Hà ngày 17/10/1992.
Cán bộ kỹ thuật HTX nông nghiệp Yên Thượng, Chi uỷ viên Chi bộ 3 Đảng bộ Xã Khánh Thịnh - Yên Mô- Ninh Bình.
Đảng uỷ viên, Bí thư đoàn xã Khánh Thịnh - Yên Mô- Ninh Bình. Đại biểu HĐND huyện Yên Mô nhiệm kỳ 1999-2004; đại biểu HĐND xã Khánh Thịnh nhiệm kỳ 1999-2004 và 2004-2011; Tham gia Ban Thường vụ Huyện Đoàn Yên Mô nhiệm kỳ 1996-2001 và 2001-2006; tham gia Ban chấp hành tỉnh Đoàn Ninh Bình nhiệm kỳ 2002-2007.
Phó Bí thư thường trực, Chủ nhiệm UBKT Đảng uỷ, Đại biểu HĐND xã Khánh Thịnh nhiệm kỳ 2004-2011.
Phó chánh Văn phòng Huyện uỷ Yên Mô.
Huyện uỷ viên, Bí thư Chi bộ Hội Nông dân, Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Mô.
Huyện uỷ viên- Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Yên Mô.
Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên huấn HND tỉnh Ninh Bình; Chi ủy viên Chi bộ HND tỉnh Ninh Bình NK 2015-2020 từ tháng 5/2015
Trưởng Phòng Thông tin – Dân nguyện, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Ninh Bình.
Ủy viên BCH Đảng bộ cơ quan Văn phòng HĐND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025 (tháng 4/2020), Đại biểu HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XIV, NK 2016-2021, Phó Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh Ninh Bình, PCT Hội CCB (4/2017); Chủ tịch Hội CCB Cơ quan Văn phòng HĐND tỉnh (11/2019); PCT Công đoàn Văn phòng HĐND tỉnh (7/2017).
Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình
Chào mừng bạn đến với Website Cổng thông tin điện tử Sở lao động thương binh xã hội ninh bình. Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Filefox và Chrome
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNHĐịa chỉ: Số 2A - đường Phạm Hồng Thái, phường Vân Giang, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh BìnhĐiện thoại: 0229 3871 067 - Fax: 0229 3886 338
I. Đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
Email: [email protected]
II. DANH BẠ ĐIỆN THOẠI CƠ QUAN SỞ
1. Giám đốc: Lâm Xuân Phương - Điện thoại: 0229 3896 966
2. Phó Giám đốc: Nguyễn Hữu Tuyến - Điện thoại: 0229 3899 069
2. Phó Giám đốc: Lê Thị Lựu - Điện thoại: 0229 3899 828
3. Phó Giám đốc: Dương Viết Yên - Điện thoại: 0229 3899736
Căn cứ chức năng nhiệm vụ phòng NCC trả lời như sau:
I. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết:
Căn cứ Điều 32 Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết như sau:
1. Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
2. Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi thương binh chết;
b) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
d) Trường hợp khi thương binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;
đ) Trường hợp thương binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:
Đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng thương binh chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
e) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.
3. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát được xác nhận là liệt sĩ thì thân nhân được chuyển hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của thân nhân liệt sĩ. Thời điểm hưởng theo quy định.