Tân Chủ Tịch Nước Việt Nam Mới Là Ai

Tân Chủ Tịch Nước Việt Nam Mới Là Ai

Tân Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BIM (BIM Group) là ông Đoàn Quốc Huy, con trai cố Chủ tịch Đoàn Quốc Việt.

Tân Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BIM (BIM Group) là ông Đoàn Quốc Huy, con trai cố Chủ tịch Đoàn Quốc Việt.

Ông Thắng “Hồng Cơ”, tân Chủ tịch LienVietPostBank là ai?

VietTimes -- Tân Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank có một lịch sử công tác phong phú. Theo công bố tại cáo bạch niêm yết năm 2017 của LPB, bên cạnh chức vụ tại ngân hàng, ông Nguyễn Đình Thắng còn đang đồng thời giữ ghế chủ chốt tại 14 doanh nghiệp/tổ chức khác – chủ yếu là các vị trí tối cao.

Chiều nay 28/3, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank; Mã chứng khoán: LPB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018.

Đại hội đã thống nhất bầu ông Nguyễn Đình Thắng giữ chức Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank thay cho ông Nguyễn Đức Hưởng – người xin rút về làm cố vấn cho ngân hàng, vì lý do sức khỏe.

Tân Chủ tịch LPB Nguyễn Đình Thắng sinh ngày 02/11/1957 tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

So với các thành viên khác trong HĐQT LPB, ông Thắng là một cái tên kỳ cựu. Ông đã xuất hiện trong cơ cấu quản trị LPB ngay từ những ngày đầu thành lập, và giữ cương vị thành viên HĐQT suốt giai đoạn từ 2008 – 04/2017. Sau ĐHĐCĐ bất thường lần 2 năm 2017 của LPB, ông Thắng được bầu giữ chức Phó Chủ tịch.

Hơn một năm sau, như đã biết, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 vừa diễn ra của LPB, vị doanh nhân gốc Thanh Hóa đã vươn lên giữ trọng trách cao nhất tại ngân hàng.

Tân Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank có một lịch sử công tác phong phú. Theo công bố tại cáo bạch niêm yết năm 2017 của LPB, bên cạnh chức vụ tại đây, ông Thắng còn đang đồng thời giữ ghế chủ chốt tại 14 doanh nghiệp/tổ chức khác – chủ yếu là các vị trí tối cao.

Có thể kể đến như: Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Công nghệ Hồng Cơ; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ Viễn thông Việt Nhất (VNCTC); Chủ tịch HĐQTV Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Đan Phong; Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Liên Việt; Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Trường Thọ; Phó Chủ tịch HĐQT CTCP HQT Việt Nam; Chủ tịch CTCP Nông nghiệp Xanh 3 LỢI; Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghiệp Vinh; Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Vùng đất mới.

Không chỉ là lãnh đạo doanh nghiệp, ông Thắng còn tích cực tham gia và giữ cương vị ở nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp, như Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội phần mềm Việt Nam.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại Luật các TCTD, để đảm nhận cương vị Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, ông Thắng sẽ phải từ nhiệm tất cả các chức danh lãnh đạo ngoài ngân hàng.

Tiểu sử nêu tại cáo bạch cho thấy, ông Thắng tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, ngành Xử lý thông tin kinh tế bằng máy tính điện tử trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1979. Ngay sau khi tốt nghiệp, ông Thắng được giữ làm giảng viên Đại học Kinh tế Kế hoạch tại trường này.

Sau đó, ông có 3 năm tham gia Quân đội từ 1980 đến 1983 với các vị trí như Hạ sĩ quan Sư đoàn 354, Trợ lý kế hoạch, phòng tham mưu binh đoàn 600-QK7.

Từ 1983 đến 1993, ông Thắng làm Trưởng phòng Phòng Tin học của Công ty Máy tính IBM Việt Nam (nay là công ty Máy tính Việt Nam 2).

Đến năm 1993, ông Thắng quyết định thành lập Công ty TNHH Tin học và Thương mại Hồng Cơ.

Theo thông tin trên báo chí, ông Thắng đã start-up với vốn liếng ban đầu chỉ 1.000 USD. Chính start-up này đã tạo ra nickname Thắng "Hồng Cơ” cho Chủ tịch hiện thời của LPB. Với Hồng Cơ, ông Thắng từng được đánh giá là chuyên gia phần mềm nổi danh hàng đầu tại Việt Nam một thời.

Sau khi gia nhập LienVietPostBank vào năm 2008, ông Thắng để lại dấu ấn sâu đậm khi là người chỉ đạo trực tiếp xây dựng và phát triển Thẻ phi vật lý Ví Việt (gọi tắt Ví Việt) – sản phẩm thanh toán online mang tính đột phá của LPB.

Dự án được tham vọng làm tiền đề để xây dựng để phát triển thành ngân hàng số trong tương lai. Ví Việt được đánh giá là quyết định khá khác biệt và táo bạo khi hầu hết các ngân hàng hiện nay đều bắt tay với fintech để ra mắt ví điện tử.

Theo số liệu mới nhất, Ví Việt đến nay đã phát triển lên tới 2,1 triệu người dùng và con số này đang tiếp tục tăng nhanh. Đã có khoảng 7.000 tỷ đồng được lưu chuyển qua Ví Việt. Ứng dụng này thành công nhờ đi tiên phong và xây dựng được một hệ sinh thái hấp dẫn xoay quanh và theo tiết lộ của người khai sinh thì nó sẽ ngày càng thêm nhiều tiện ích mới...

Cập nhật đến thời điểm 30/09/2017, cá nhân ông Nguyễn Đình Thắng đang trực tiếp nắm giữ 27,8 triệu cổ phiếu LPB, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 4,31%.

Em gái ông Thắng, là bà Nguyễn Thị Hoa, cũng sở hữu cá nhân đối 187 nghìn cổ phiếu LPB. Theo cáo bạch, ông Thắng và người thân không có các khoản nợ đối với LienVietPostBank.

Ngày 18/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) tổ chức Đại hội nhiệm kỳ IV (2019 – 2024) nhằm tổng kết nhiệm kỳ 5 năm vừa qua, bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ mới, đồng thời đưa ra phương hướng hoạt động, chương trình, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ 5 năm tới (2019 – 2024).

Theo đó, Ban thường vụ Vifores nhiệm kỳ IV (2019-2024) gồm 21 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Hiệp hội là ông Đỗ Xuân Lập, Giám đốc Công ty CP Kỹ nghệ Gỗ Tiến Đạt. Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Vifores là ông Ngô Sỹ Hoài.

Ban thường vụ Vifores nhiệm kỳ mới ra mắt.

Ngoài ra, Vifores gồm 7 Phó chủ tịch khác là các ông: Nguyễn Quốc Khanh, Điền Quang Hiệp, Lê Minh Thiện, Lê Xuân Quân, Huỳnh Quang Thanh, Vũ Hải Bằng, Cao Chí Công.

Đáng chú ý, trong danh sách Phó Chủ tịch Vifores nhiệm kỳ này, bên cạnh các lãnh đạo doanh nghiệp ngành gỗ, có ông Cao Chí Công - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT).

Thời gian qua, trong quá trình hoạt động, Vifores đã thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp trong tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng; tham gia ý kiến sửa đổi các bộ luật liên quan đến ngành gỗ và lâm sản; tham vấn nhiều chính sách thiết thực, hỗ trợ tích cực giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp… Tuy nhiên, hoạt động của hiệp hội cũng còn nhiều hạn chế do thiếu nguồn lực, kinh phí hoạt động xúc tiến thương mại…

Chính vì thế, trong thời gian tới Ban chấp hành sẽ thực hiện nhiều hoạt động nhằm sự gắn kết chặt chẽ giữa người trồng rừng, doanh nghiệp chế biến, sản xuất gỗ; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp gỗ và lâm sản đẩy mạnh xúc tiến thương mại ra thị trường nước ngoài; tập huấn cho các doanh nghiệp về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của Việt Nam; tham gia xây dựng biểu thuế xuất nhập khẩu theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)…

Phát biểu tại đại hội, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị trong nhiệm kỳ tới, Vifores sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Lâm nghiệp triển khai tốt nhiều nội dung, trở thành một trong những địa chỉ đáng tin cậy, thu hút nhiều doanh nghiệp trở thành hội viên hiệp hôi; tham vấn nhiều hơn cho Tổng cục trong xây dựng cơ chế chính sách, đặc biệt là chiến lược quy hoạch ngành lâm nghiệp, nhấn mạnh vào khâu chế biến gỗ.

Thành lập từ năm 2000, Vifores có nhiệm vụ chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và Chính phủ; giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Sau thời gian thành lập và phát triển, Vifores đã cùng với cộng đồng doanh nghiệp gỗ và lâm sản đạt được nhiều bước tiến tích cực. Kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng trưởng đột phá và liên tục. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu gỗ mới chỉ đạt gần 300 triệu USD thì đến năm 2019, con số này đã tăng lên 11 tỷ USD (tăng gấp 50 lần). Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ phát triển không ngừng, năm 2000 chỉ có hơn 100 doanh nghiệp, năm 2019 đạt hơn 5.000 doanh nghiệp.

Chủ tịch Apec Group là ai? Apec Group là một trong những thương hiệu để lại được dấu ấn khá khác biệt và rõ nét trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam 2 năm trở lại đây. Gắn liền với sự thành công và phát triển nhanh chóng của Apec Group không thể không kể đến chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Nguyễn Đỗ Lăng với những đường lối hoạt động phá cách nhưng vô cùng đúng đắn.

Xem bài viết dưới đây của VNREP để tìm hiểu rõ hơn về chủ tịch tập đoàn Apec Group cùng một số thông tin khám phá về thương hiệu bất động sản này.