Tác Giả Quốc Ca Mỹ

Tác Giả Quốc Ca Mỹ

(ANTV) - Nhân dịp 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), sáng nay (02/9), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm gia đình tác giả Quốc ca Việt Nam và Quốc huy Việt Nam.

(ANTV) - Nhân dịp 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), sáng nay (02/9), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm gia đình tác giả Quốc ca Việt Nam và Quốc huy Việt Nam.

Âm nhạc Xuân Phương tươi sáng, hấp dẫn

Nhạc sĩ Đỗ Bảo là đồng nghiệp của nhạc sĩ Xuân Phương tại Trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

Xuân Phương là con trai của người thầy mà nhạc sĩ Đỗ Bảo rất kính trọng. Đó là PGS.TS.NSƯT Xuân Tứ - thầy dạy đàn phím cho Đỗ Bảo thời học ở Trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.

Ngày xưa, mỗi lần nhạc sĩ Đỗ Bảo đến nhà thầy đều thoáng thấy anh tập đàn và nghe thầy khen anh rất nhiều.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình âm nhạc nên không lạ gì khi đó, anh đã là người chơi đàn, chơi ban nhạc và bắt đầu sáng tác, được giới nhạc trẻ Hà Nội biết đến và mến mộ.

Sau này nhạc sĩ Xuân Phương về giảng dạy và làm quản lý tại khoa âm nhạc - nơi Đỗ Bảo làm việc.

Nhạc sĩ Đỗ Bảo chia sẻ, nhạc sĩ Xuân Phương là người trẻ trung dễ gần, chan hòa với mọi người.

"Âm nhạc của anh lúc nào cũng có gì đó cập nhật, tươi sáng và hấp dẫn. Tôi rất sốc khi nghe tin anh ra đi sáng nay, không nghĩ có thể nhanh như thế", Đỗ Bảo nói.

"Anh còn có thể cống hiến được nhiều cho âm nhạc và giáo dục"

Nhạc sĩ Giáng Son nghe tin nhạc sĩ Xuân Phương mất lúc chị đang lái xe ngoài đường. "Tôi phải dừng lại khi biết tin, không thể lái được vì sốc. Cuộc sống vô thường quá", Giáng Son bày tỏ.

Với nhạc sĩ Giáng Son, Xuân Phương là một người anh kín đáo, lúc nào gặp cũng dành cho mọi người sự vui vẻ, nhiệt huyết, còn những điều không vui thì anh luôn giấu kín.

Giáng Son chia sẻ, "anh Phương đẹp trai, tài năng, mọi thứ đang hoàn hảo từ gia đình tới sự nghiệp.

Anh là người có tài, có thể cống hiến được nhiều điều cho âm nhạc và giáo dục âm nhạc. Một người như vậy mà ra đi sớm, tiếc thương vô cùng".

Còn ca sĩ Minh Quân nhớ lại nhiều kỷ niệm cũ giữa hai anh em. Nhạc sĩ Xuân Phương là người đã tìm ra giọng hát của anh tại một tụ điểm ca nhạc của Hà Nội nhiều năm về trước.

"Anh chờ tôi kết thúc buổi biểu diễn và làm quen, giới thiệu anh là nhạc sĩ Xuân Phương của ca khúc Mong ước kỷ niệm xưa. Thời đó, ai mà không biết Mong ước kỷ niệm xưa đâu trời. Anh quá nổi tiếng trong giới sinh viên.

Anh bảo, anh có bài hát này, anh nghĩ là hợp với giọng của tôi", Minh Quân chia sẻ nguồn cơn dẫn tới "hit" Nếu phải xa nhau - một trong những ca khúc định hình tên tuổi của anh với công chúng sau đó.

Nhạc sĩ Xuân Phương (ngoài cùng bên trái) cùng các đồng nghiệp chụp hình kỷ niệm trước khi đi sáng tác theo lời mời của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình hai năm trước - Ảnh: HỒ TRỌNG TUẤN

Hồi đó, ca sĩ Minh Quân mới đi hát, có nhiều bỡ ngỡ và ngô nghê. Nhạc sĩ Xuân Phương "giống như một người thầy, một ân nhân" đã hướng dẫn, dạy dỗ, đồng thời giới thiệu Minh Quân cho nhiều chương trình để hát.

Theo ca sĩ Minh Quân, Xuân Phương là một người tình cảm, hiền lành hết mực. Anh cũng là người thầy dạy dỗ không biết bao nhiêu thế hệ sinh viên của Trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Anh rất nhiệt tình, chịu khó hướng dẫn các bạn trẻ.

Nói về người anh yêu quý, Minh Quân đánh giá nhạc sĩ Xuân Phương có nhiều sáng tác dành cho giới trẻ, âm nhạc của anh gần gũi, trẻ trung như chính tâm hồn anh.

Có một điểm đặc biệt, nhiều ca khúc nhạc phim của anh đã vượt thoát khỏi không gian của phim để trở thành một ca khúc độc lập, được các ca sĩ chọn lựa biểu diễn trên sân khấu, trong các cuộc thi…

Thậm chí, nhiều ca sĩ đã gắn bó và thành danh với các ca khúc nhạc phim của nhạc sĩ Xuân Phương.

Nhạc sĩ Xuân Phương sinh năm 1973, ở Hưng Yên, tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và đang công tác tại Trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

Anh là một trong những người thành lập ban nhạc Chìa Khóa Vàng, nổi tiếng ở Hà Nội đầu những năm 1990. Với phong cách tươi trẻ, lại hợp tác cùng những giọng ca nổi tiếng lúc ấy như Bằng Kiều, Mỹ Linh, Ngọc Anh 3A, Chìa Khóa Vàng được thế hệ 7X, 8X yêu thích.

Anh cũng có nhiều ca khúc nhạc phim đi vào lòng công chúng như Mong ước kỷ niệm xưa, Lời ru cho con, Nếu phải xa nhau, Lời chưa nói, Nếu một ngày…

Bất chấp cơn mưa tầm tã suốt mỗi chiều tối, khán phòng concert chuỗi ba đêm hòa nhạc giao hưởng Potterphonic của IPO tại Nhạc viện TP.HCM vẫn không một ghế trống, và cả ba đêm từ 14 đến 16-7 đều "cháy vé" trước đó một tuần.

Một bia thơ của tác giả người Trung Quốc ca ngợi núi Non Nước và Trương Hán Siêu

Trên một tảng đá nằm bên phải lối lên núi Non Nước, theo hướng dưới lên, có một bia ma nhai khắc bài thơ cổ với kích thước bia: cao 50 cm, rộng 80 cm.

Bia bị mờ rất nghiêm trọng, rất khó đọc, nhưng có thể biết bia khắc một bài thơ 7 câu, mỗi câu 5 chữ, trong đó câu thứ tư mờ 2 chữ đầu, câu thứ 5 mờ 2 chữ đầu và chữ cuối cùng. Dòng lạc khoản gồm 2 dòng chữ nhỏ, bị mờ nhiều, rất khó đọc, nhưng cũng biết rằng bài thơ được một tác giả là người Trung Quốc đến thăm núi Non Nước và khắc bia vào đời vua Càn Long.

Nội dung bài thơ tả cảnh núi sông Non Nước, có nhắc đến Trương Hán Siêu là người ngay từ buổi ban đầu đã đến với núi, rồi đặt tên núi là Dục Thuý làm cho cảnh sắc núi thêm đẹp, và cho rằng  cảnh đẹp của danh thắng sẽ tồn tại lâu dài nơi thế gian. Trong các tài liệu chữ Hán Nôm nói chung, núi Non Nước nói riêng đã được công bố, chúng tôi chưa hề thấy giới thiệu bài thơ này. Có lẽ là vì bia quá mờ, rất khó đọc, cho nên nó đã bị bỏ qua. Chúng tôi do lòng say mê tìm hiểu di sản cha ông, đã nhiều lần cố gắng tiếp cận nội dung văn bia. Tuy vẫn còn có chỗ đoán đọc, có chỗ không thể đọc được, nhưng về cơ bản có thể hiểu được nội dung bài thơ này. Dưới đây xin giới thiệu toàn bộ bài thơ:

Phiên âm: Sơn cứ thuỷ chi than/ Tương truyền hiệu Thuỷ San/ Trương công sơ hội cảnh/ Dục Thuý tân sơn nhan/ [Bối tiểu] sơn y [lãm]/ Đăng lâm tẫn khoáng quan/ Hảo ta mỗi cùng trí/ Trường lưu tại thế gian/ ...Càn Long, Lạc Tri Thị Phạm Bá Đàn tự đề...

Dịch nghĩa: Núi nằm trên bờ sông/ Tương truyền có tên là Thuỷ Sơn (Nước Non)/ Trương Hán Siêu buổi đầu đã gặp cảnh đẹp/ Tên gọi Dục Thuý điểm tô dung nhan của núi thêm mới/ [Đứng xa nhìn] thì thấy núi như con sò nhỏ (nổi trên sông)/ Khi trèo lên mới hay cảnh quan khoáng rộng vô cùng/ Hết thảy mọi cái ở đây đều rất tốt đẹp/ Và lưu tồn dài lâu ở thế gian này/ ...Lạc Tri Thị Phạm Bá Đàn làm thơ và viết vào năm Càn Long [nhà Thanh,Trung Quốc (1736 -1796)]...

Dịch thơ: Núi nằm ven dòng nước/ Tương truyền tên Nước Non/ Trương công gặp cảnh núi/ Dục Thuý làm mới non/ Nhìn xa hẹp phong cảnh/ Tới gần rộng giang sơn/ Đẹp vô cùng cảnh trí/ Cùng thế gian trường tồn.

Như vậy tác giả bài thơ khắc lên đá này là một người Trung Quốc sống dưới thời Càn Long nhà Thanh, tương đương với các triều vua Việt Nam là Ỷ Tông, Hiển Tông, Mẫn Đế (nhà Lê) và triều Tây Sơn. Một người Trung Quốc sang Việt Nam lên thăm núi Non Nước và ca ngợi cảnh đẹp của núi, đề cập đến Trương Hán Siêu một cách thành kính, và kết luận “Đẹp vô cùng cảnh núi/Cùng thế gian trường tồn” há chẳng đáng tự hào lắm sao!